Hệ thống báo động - báo cháy

Hệ thống báo động - báo cháy

Hệ thống báo động - báo cháy

Hệ thống báo động - Báo cháy

1. HỆ THỐNG BÁO CHÁY LÀ GÌ?

Hệ thống báo cháy là một tập hợp các thiết bị làm việc cùng nhau giúp phát hiện và cảnh báo sự cố cháy thông qua các thiết bị hình ảnh âm thanh khi có sự thay đổi của các yếu tố môi trường như khói, lửa, carbon monoxide hoặc các trường hợp khẩn cấp khác. Việc phát hiện sớm còn là yếu tố then chốt giúp bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản, đồng thời giúp nhân viên ứng cứu khẩn cấp có đủ thời gian hỗ trợ kịp thời trong khi đám cháy hoặc khí độc vẫn còn nhỏ. Các báo động này có thể được kích hoạt tự động từ các đầu báo cháy hoặc thông qua các thiết bị kích hoạt báo cháy thủ công. Báo động có thể là tiếng chuông, tiếng còi và đèn báo cháy. 

HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG LÀ GÌ, CÁCH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ? - Công Ty Cổ  Phần Bảo Trì 24H

2. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY:

Hệ thống báo cháy có một vai trò vô cùng quan trọng và hoạt động 24/7 nhằm đảm bảo an toàn cho con người và hạn chế thiệt hại và tài sản trước các trường hợp hỏa hoạn. Các hệ thống báo cháy tự động hiện nay rất thông minh, chúng có thể:  
✔️ Thông báo về sự hiện diện của đám cháy để nhanh chóng đưa ra các phương án sơ tán, cứu chữa kịp thời  
✔️ Tự động gọi dịch vụ cứu hỏa  
✔️ Cho biết chính xác vị trí đám cháy để đội cứu hỏa có thể đến đó càng sớm càng tốt  
✔️ Giảm thiểu các báo động giả gây phiền nhiễu do các thiết bị báo cháy cũ gây ra  
✔️ Trong trường hợp có lỗi nó cũng cho biết chính xác vấn đề nằm ở đâu 

3. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY:

Một hệ thống báo cháy hoàn chỉnh thường được cấu thành từ các thiết bị chính bao gồm tủ trung tâm, thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra, nguồn điện, dây dẫn. Ngoài ra, một số hệ thống còn có thêm hệ thống báo cháy liên lạc cảnh báo bằng giọng nói.  
⭐ Tủ trung tâm điều khiển: là thành phần trung tâm của cả hệ thống, có vai trò cung cấp năng lượng và thực hiện các chức năng như: Nhận và phát tín hiệu báo động cháy, tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác…  
⭐ Thiết bị đầu vào: nhạy cảm với các hiện tượng liên quan đến sự cháy (nhiệt độ tăng, khói, tia lửa, ánh sáng,…), có nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra sự cố cháy và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy. Một số đầu báo cháy thường được sử dụng như: Đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo gas, đầu báo lửa,…  
⭐ Thiết bị đầu ra: nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và phát đi tín hiệu bằng âm thanh (còi, chuông), ánh sáng (đèn), hình ảnh (bảng hiển thị phụ) để thông báo cho mọi người biết về sự hiện diện của đám cháy và các phương án cần thiết (thường là sơ tán)  
⭐ Module giám sát: có nhiệm vụ giám sát trạng thái của thiết bị. Riêng module giám sát cho đầu báo thì thường có thêm nhiệm vụ cấp nguồn cho đầu báo  
⭐ Module điều khiển: được sử dụng để tích hợp các hệ thống báo cháy và các hệ thống điện hoặc cơ khí khác trong tòa nhà để trong trường hợp hỏa hoạn có thể thực hiện các phương án đã được lập trình từ trước như: thang máy có thể được hạ xuống tầng 1, hệ thống thông gió hút khói hoạt động,… 

                  

Ngoài ra cũng có 1 số thành phần khác:  
Nguồn cung cấp chính  
Nguồn cung cấp thứ cấp  
Dây tín hiệu  
Chuông, coi báo cháy  
Nút nhấn báo cháy  
Đèn báo cháy  
Bảng hiển thị phụ  
Thiết bị bổ sung 

4. CÁC LOẠI HỆ THỐNG BÁO CHÁY:

Hệ thống báo cháy được chia thành 2 nhóm chính bao gồm hệ thống báo cháy thủ công và hệ thống báo cháy tự động. Trong hệ thống báo cháy tự động chúng ta có hệ thống báo cháy thường, hệ thống báo cháy địa chỉ và hệ thống báo cháy thông minh; trong đó hệ thống báo cháy thường và địa chỉ là 2 hệ thống được ứng dụng nhiều nhất ở Việt Nam. 

a. Hệ Thống Báo Cháy Thủ Công:  
Là hệ thống báo cháy mà việc báo cháy chỉ được thực hiện bằng tay, không có đầu báo cháy tự động. Hệ thống báo cháy kích hoạt thủ công được kích hoạt bằng nút ấn báo cháy, sau đó phát ra âm thanh báo động sơ tán cho tòa nhà hoặc các khu vực liên quan. 

b. Hệ Thống Báo Cháy Tự Động: 

Hệ thống báo cháy thường: là hệ thống báo cháy tự động không có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy. 

Đặc điểm:  
⭐ Tủ báo cháy quy ước có độ lớn từ 1 kênh (zone) đến trên 60 kênh  
⭐ Các kênh bao gồm một vài hoặc tất cả thiết bị khởi đầu (như: đầu báo, nút nhấn, công tắc…) trong một khu vực hoặc một tầng của tòa nhà  
⭐ Một số tủ báo cháy cho phép mở rộng dung lượng kênh trong khi số khác thì không mở rộng được, điều này làm cho tính hữu dụng bị hạn chế khi một cơ sở muốn mở rộng thêm  
⭐ Báo cháy, báo sự cố theo từng khu vực của tòa nhà  
⭐ Mỗi kênh có thể là 01 phòng hoặc nhiều phòng gần nhau  
⭐ Mỗi kênh cần một đường dây tín hiệu riêng nên số lượng dây về trung tâm báo cháy nhiều. 

Ưu Điểm:  
✔️ Tính năng đơn giản, giá thành rẻ. 

Nhược Điểm:  
❌  Chỉ có khả năng phát hiện đám cháy và cho biết khu vực xảy ra đám cháy nhưng không thông báo được vị trí chính xác (địa chỉ) xảy ra cháy  
❌  Bên cạnh đó, hệ thống báo cháy này cũng bị giới hạn về khả năng điều khiển và cảnh báo cho các thiết bị đầu ra, không tùy chỉnh được nhiều chức năng linh hoạt như hệ địa chỉ.

Tìm hiểu hệ thống thiết bị báo cháy tự động - [LẮP ĐẶT CAMERA]

Hệ thống báo cháy địa chỉ: là hệ thống báo cháy tự động có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy. 

Đặc điểm:  
⭐ Dung lượng điểm (địa chỉ) của hệ thống địa chỉ được xác định bởi số loop hay còn gọi là mạch tín hiệu (SLC – Signaling Line Circuits) của nó  
⭐ Mỗi mạch loop cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị kết nối với nó  
⭐ Mỗi mạch loop có thể đáp ứng cho trên 100 thiết bị địa chỉ, tùy thuộc vào nhà sản xuất  
⭐ Mỗi mạch loop có thể chứa nhiều loại thiết bị địa chỉ. Thiết bị không địa chỉ được kết nối vào mạch loop thông qua các module địa chỉ  
⭐ Mỗi điểm trên mạch loop có một địa chỉ duy nhất khi lắp đặt  
⭐ Giám sát được thực hiện từ Tủ điều khiển bằng quy trình thăm dò tới tất cả các thiết bị trong mạch loop.

Ưu Điểm:  
✔️ Có khả năng phát hiện nhanh chóng, chính xác vị trí đám cháy đang diễn ra  
✔️ Có các chức năng giám sát và điều khiển để liên động với các hệ thống khác trong tòa nhà như thang máy, thông gió hút khói, máy bơm, công tắc dòng chảy,…  
✔️ Yêu cầu đặt ít cáp hơn so với hệ thống báo cháy thông thường. 

Nhược điểm:  
❌  Chi phí lắp đặt cao hơn so với hệ thống báo cháy thường. 

Hệ thống báo cháy thông minh: là hệ thống báo cháy tự động ngoài chức năng báo cháy thường và địa chỉ còn có thể đo được một số thông số về cháy của khu vực nơi lắp đặt đầu báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói hoặc tự động thay đổi ngưỡng tác động của đầu báo cháy theo yêu cầu của nhà thiết kế và lắp đặt.

Các dự án HKT Solutions đã triển khai: Xem tại đây →

Chia sẻ ngay:
Giờ mở cửa

T2 - CN: 8AM - 5PM

© 2022 Công ty TNHH Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ HKT
Thiết kế và phát triển bởi SweetSoft JSC