Hệ thống âm thanh
1. HỆ THỐNG ÂM THANH THÔNG BÁO LÀ GÌ? ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG RA SAO?
Hệ thống âm thanh là sự phối hợp bởi những thiết bị cơ bản để phát đi tin tức, nội dung, thông điệp của cá nhân hay tập thể đến toàn bộ tổ chức nào đó, gọi là âm thanh thông báo. Âm thanh có thể sử dụng để báo động như cấp cứu, hỏa hoạn khi kết hợp với các thiết bị ngoại vi.
Ứng dụng của hệ thống âm thanh trong cuộc sống là vô cùng rộng rãi và phổ biến, được lắp đặt sử dụng ở nhiều khu vực, địa điểm với những mục đích khác nhau.
⭐ Trường học: Thông báo về những hoạt động thường ngày, sự kiện, nội quy quan trọng của nhà trường,...
⭐️ Trong siêu thị, trung tâm thương mại: Thông báo, giới thiệu những chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng, tìm người lạc, cảnh báo,...
⭐️ Trong bệnh viện: Thông báo cho người nhà của bệnh nhân tại các hành lang, gọi tên bệnh nhân vào khám,…
⭐️ Trong các tòa nhà, chung cư: Thông báo các quy định của ban quản lý tòa nhà, phát nhạc nền, báo cháy, hướng dẫn thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp,…
⭐️ Bên cạnh đó, hệ thống âm thanh thông báo còn được sử dụng rộng rãi ở các lĩnh vực khác như bến cảng, nhà xưởng, nhà ga, bến xe, sân bay, nhà kho, khách sạn, nhà hàng,…
2. HỆ THỐNG ÂM THANH TIÊU CHUẨN GỒM NHỮNG GÌ?
Hệ thống âm thanh thông báo tiêu chuẩn gồm các thiết bộ chủ yếu sau:
Micro: có nhiệm vụ phát âm thanh ra bên ngoài, với các nội dung khẩn cấp như lịch họp đột xuất, lệnh tập trung, hoặc các bản tin không thường trực được soạn sẵn.
Bộ điều khiển trung tâm: Đây là bộ phận quan trọng, nơi chứa thông tin cảnh báo, lựa chọn vùng loa để thông báo, có nhiệm vụ kết nối bộ trung tâm với thiết bị bên thứ 3.
Các thiết bị ngoại vi: Gồm có điện thoại bàn, máy nghe nhạc, máy tính, đầu VCD,... chia sẻ nội dung thông báo cho bộ điều khiển trung tâm hoặc amply.
Amply: Cung cấp công suất cho hệ thống loa thông báo.
Loa thông báo: Có chức năng phát ra âm thanh thông báo, sau khi đã tiếp nhận và giải mã tín hiệu, nội dung sẽ được truyền tải qua loa. Loa thông báo có 3 loại loa sử dụng phổ biến là:
Loa âm trần: Sử dụng ở hành lang tòa nhà hay các khu văn phòng, công ty
Loa hộp gắn tường: Lắp đặt phổ biến ở sảnh khách sạn, bệnh viện,... thường treo ở trên tường hay góc tường.
Loa nén (loa còi): Lắp ở nơi có tiếng ồn lớn như bãi giữ xe, tầng hầm, nhà xưởng,…
3. CÁC GIẢI PHÁP HỆ THỐNG ÂM THANH:
a. Giải pháp âm thanh truyền thống:
Sử dụng dây tín hiệu âm thanh để kết nối trực tiếp các thiết bị với nhau.
Ưu điểm:
✔️ Dễ dàng triển khai;
✔️ Dễ sửa chữa.
Nhược điểm:
❌ Triển khai ở phạm vi lớn sẽ bị suy hao tín hiệu;
❌ Chỉ thích hợp với các mô hình có phạm vi vừa và nhỏ;
❌ Khó bảo trì vì phải đến tận nơi để sửa chữa;
❌ Hệ thống cổ điển sử dụng tín hiệu âm thanh analog, nên dễ bị nhiễu bởi các yếu tố tự nhiên khi truyền đi xa.
b. Giải pháp âm thanh mạng IP kỹ thuật số:
Amply từ xa là giải pháp cho thiết kế nhiều loa tầm trung yêu cầu nhiều đầu vào. Một hệ thống âm thanh mạng IP thường bao gồm:
Ưu điểm:
✔️ Tiết kiệm chi phí nhờ việc có người dùng có thể lắp đặt ở bất cứ đâu có hệ thống mạng LAN;
✔️ Kết nối rất xa, thậm chí có cả kết nối không dây chuyên dụng;
✔️ Sử dụng giao thức SIP và công nghệ VoIP, sóng truyền đi ít bị nhiễu;
✔️ H ệ thống quản lí từ xa đa nhiệm;
✔️ Tiết kiệm diện tích.
Nhược điểm:
❌ Khó sửa chữa;
❌ Cấu hình phức tạp.
c. Lựa chọn giải pháp âm thanh phù hợp như thế nào?
Tùy vào môi trường, điều kiện, HKT Solutions tự tin có thể tư vấn những lựa chọn giải pháp hệ thống âm thanh phù hợp nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Các dự án HKT Solutions đã triển khai: Xem tại đây →
T2 - CN: 8AM - 5PM